BỆNH SỞI LÀ GÌ, CÁCH PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI

 

Bệnh sởi là gì, cách phòng chống bệnh sởi

Bệnh sởi gây ra những cơn đau và di chứng lâu dài dành cho mẹ và bé, chúng ta hãy cùng nghiên cứu bệnh sởi là gì và cách phòng chống bệnh sởi nhé

1. Về bệnh sởi: dấu hiệu, lây nhiễm, vaccin

2. Kháng thể trong sữa mẹ

3. Cách phòng tránh: bé bú sữa mẹ, bé không bú sữa mẹ

 

TRIỆU CHỨNG CHẨN ĐOÁN SỞI

 

Nên nghi ngờ bệnh sởi khi có phát ban, sốt và kèm các triệu chứng lâm sàng như ho, sổ mũi, có thể kết hợp viêm kết mạc (mắt đỏ, chảy nước mắt ) .

 

Một bệnh cảnh đặc trưng của sởi:

• phát ban toàn thân kéo dài 3 ngày hoặc hơn , và

• nhiệt độ 38,3 ° C hoặc cao hơn, và

• ho , sổ mũi, có thể viêm kết mạc.

 

Điểm Koplik , là phát ban hiện trên niêm mạc, được xem là đặc trưng cho bệnh sởi. Điểm Koplik xảy ra từ 1-2 ngày trước khi ban sởi xuất hiệnĐó là những điểm lấm tấm màu trắng-xanh trên nền màu đỏ của niêm mạc miệng .

 

Ban của sởiBan của sởi

 

Ban trong niêm mạc miệng - dấu KoplikBan trong niêm mạc miệng - dấu Koplik

 

Mắt đỏ ngầu trong bệnh sởiMắt đỏ ngầu trong bệnh sởi

BỆNH SỞI LÂY LAN THẾ NÀO?

 

Bệnh sởi lây nhiễm rất cao, chủ yếu lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp. Sau khi tiếp xúc , hơn 90 % số người dễ bị phát triển bệnh sởi. Virus đã có thể lây trong vòng 4 ngày trước khi phát ban.

 

SAU TIẾP XÚC NGUỒN BỆNH BAO LÂU THÌ BỆNH PHÁT?

 

Trung bình từ 10 đến 12 ngày kể từ khi tiếp xúc với nguồn bệnh.

Triệu chứng ban đầu thường là sốt.

Sau khi tiếp xúc nguồn bệnh khoảng 14 ngày, ban xuất hiện, nghĩa là sau khi sốt 2-4 ngày.

 

SỞI CÓ NGUY HIỂM?

 

Sởi nguy hiểm do tốc độ lây lan nhanh và do những biến chứng của nó.  6-20 % những người bệnh sởi sẽ có nhiễm trùng tai, tiêu chảy, hoặc viêm phôi. Bệnh có thể gây tử vong.

 

LỊCH TIÊM VACCIN SỞI, QUAI BỊ, RUBELLA (MMR) 

(cập nhật sau khi đã hỏi BS Pasteur và BS Nhi Đồng 2 TPHCM)

 

Lịch tiêm vaccin sởi ở nước ta có nơi tiêm từ 9 tháng (theo lịch tiêm chủng mở rộng), có nơi tiêm từ 12 tháng. Khi tiêm từ 9 tháng, là vaccin chỉ có phòng ngừa sởi. Khi bé tiêm lúc 12 tháng, thì được tiêm 1 mũi vừa ngừa sởi, quai bị và rubella (mũi 3 trong 1). 

 

Vậy thì:

* Nếu trước 9 tháng: chưa tiêm ngừa.

* Nếu bé từ 9 tháng tuổi trở lên: 

- Cách 1: 9 tháng tiêm mũi sởi đơn (có ở Trạm Y Tế), 18 tháng tiêm nhắc mũi 2 (Trạm Y tế). 

- Cách 2: 12 tháng tiêm mũi 3 trong 1 MMR (sởi quai bị rubella), 4-6 tuổi tiêm mũi nhắc lại,

 

Các trường hợp đặc biệt:

1/ Với các bé đã tiêm mũi sởi đơn lúc 9 tháng, hiện tại bé được 12 tháng, mẹ có thể đợi 15 tháng cho bé tiêm mũi sởi đơn, hoặc muốn tiêm sớm thì có thể tiêm luôn mũi MMR, không cần đợi tới 18 tháng để tiêm mũi sởi đơn, và đến 4-6 tuổi sẽ tiêm nhắc lại mũi MMR.

2/ Những bé đã tiêm mũi MMR lúc 12 tháng, nếu muốn tiêm sớm thì vẫn được, miễn cách mũi trước ít nhất 28 ngày (khoảng 1 tháng). (Điều này là đúng theo WHO và CDC nhé, Nhưng không phài tất cả các BS đều chấp nhận). Hoặc mẹ cũng có thể để mũi MMR đến 4-6 tuổi hãy tiêm nhắc lại, trước mắt có thể tiêm mũi sởi đơn.

3/ CDC và WHO cũng có khuyến cáo:
Nếu bé đi du lịch hoặc ra sống ở nước ngoài nên được chủng ngừa ở độ tuổi sớm hơn. 
Hay trong trường hợp nhà có 2 anh em, mà anh bị sởi, thì em cũng có thể được tiêm sớm, những trường hợp đặc biệt thế này, mẹ nên dẫn các bé đến các đơn vị y tế lớn để xem xét cho chính xác.
Trẻ em từ 6 tháng đến 11 tháng sẽ nhận được 1 liều MMR . Nhưng liều này không được tính là liều chính thức, mà đến 12 tháng vẫn phải tiêm lại và được tính là mũi đầu.

Tại Việt Nam, chưa có công văn áp dụng tiêm sớm 6-12 tháng cho mũi MMR (đã hỏi BS Viện Pasteur và BV Nhi Đồng 2), nên các mẹ đưa bé đến tiêm sớm thì có khi BS sẽ không đồng ý tiêm, phải có lý do thật đặc biệt như AD đã nói ở trên. 
Hiện tại AD biết có 1 số BS cũng đồng ý tiêm MMR lúc 9 tháng.

 

TẠI SAO VACCIN MMR TIÊM SAU 12 THÁNG?

 

6-12 tháng đầu tiên sau khi sinh, trẻ sơ sinh được bảo vệ bởi các kháng thể sởi, quai bị và rubella được truyền từ người mẹ trong khi mang thai. Nếu vắc-xin MMR được tiêm quá sớm, những kháng thể này sẽ tiêu diệt các vi rút có trong vaccin, nghĩa là cơ thể bé chưa kịp tạo ra kháng thể thì các kháng thể của mẹ đã tiêu diệt virus rồi. 

 

Do đó, vaccin không có hiệu quả. 

 

Sau 12 tháng tuổi, hầu hết trẻ không được hưởng sự bảo vệ thụ động, nên cần tiêm ngừa. 

 

CÁC KHUYẾN CÁO HIỆN NAY VỀ VIỆC DÙNG VACCIN (MMR) ?

 

Thuốc chủng ngừa MMR được khuyến cáo cho tất cả trẻ em từ 12 đến 15 tháng

Liều thứ hai từ 4 đến 6 tuổi.

Liều thứ hai của MMR có thể được chích sớm hơn nhưng ít nhất phải cách liều đầu 4 tuần (28 ngày)

2 liều này đươc tính là có hiệu lực khi bé được tiêm sau sinh nhật đầu tiên.

 

TẠI SAO CẦN LIỀU THỨ 2?

 

Có khoảng 2% đến 5% số người được tiêm vaccin không tạo được miễn dịch sau liều đầu tiên. Liều thứ hai giúp tạo miễn dịch sởi cho những đối tượng này.

 

VACCIN MMR ĐƯỢC BẢO QUẢN THẾ NÀO?

 

Trong tủ lạnh 2-8 ° C hoặc -50 ° C đến -15 ° C .

Sau khi pha, nếu vaccin MMR không được sử dụng trong vòng 8 giờ , phải được bỏ . MMR luôn luôn được giữ lạnh và không bao giờ nên để ở nhiệt độ phòng .

 

VACCIN MMR ĐƯỢC TIÊM TRƯỚC CÓ THAI BAO LÂU?

 

Khuyến cáo tốt nhất là 3 tháng, tuy nhiên nếu sau tiêm 4 tuần là đã có thể mang thai

 

Những phụ nữ có thai, cần trì hoãn tiêm MMR. Những phụ nữ chưa có thai, cần được tư vấn tránh thai trong vòng một tháng sau khi tiêm vaccine .

 

SAU SINH, MẸ CÓ THỂ ĐƯỢC MMR VÀO THỜI ĐIỂM NÀO?

 

Bất cứ lúc nào sau sinh.

 

CÓ THỂ TIÊM MMR CHO MẸ ĐANG CHO CON BÚ hoặc TIÊM CHO TRẺ ĐANG BÚ MẸ?

 

Có. Việc cho con bú không ảnh hưởng đến các đáp ứng của cơ thể với vaccin, và cũng không gây ra nguy cơ gì đối với trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ .

 

TÁC DỤNG PHỤ HAY GẶP CỦA MMR là gì?

 

Hầu hết là không có tác dụng phụ. Tuy nhiên, 5-10% bị sốt nhẹ và phát ban nhẹ.

 

CÁCH CHĂM SÓC TRẺ BỊ SỞI

 

- Thường xuyên rửa mặt, lau mồm cho bé, thay ga, đệm, quần áo để đảm bảo giữ vệ sinh cho trẻ. Lau người cho trẻ hàng ngày bằng khăn sạch, mềm.

 

- Kiêng gió, kiêng bẩn, cách ly trẻ, cho trẻ ở phòng thoáng, sáng, tránh gió lùa.

 

- Không nên cho trẻ ăn các loại thức ăn chứa protein gây dị ứng như kiêng dùng các loại thủy sản, cá rô, cá chép, cá hoa vàng, cua, tôm càng, tôm nõn, cá diếc, sò, nghêu, các loại thịt dê, thịt chó, thịt gà, vịt, ngựa, lừa, các loại côn trùng như chấu chấu, kén nhộng, các loại rau kích thích như ớt, rau thơm, các thứ gia vị thơm cay như hoa hồi, bột hạt cải…

 

- Trong giai đoạn bị bệnh sởi, nên ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hoá và uống nhiều nước hoa quả. Cho trẻ ăn nhiều rau chân vịt, cải trắng, cà rốt, củ cải, táo, lê, đào… sẽ cung cấp năng lượng cho trẻ, giúp trẻ nhanh chóng phục hồi sức khoẻ.

 

- Khi bị sởi, trẻ rất dễ bị mất nước do nôn, tiêu chảy và đi tiểu nhiều, vì vậy cần phải được bù nước bằng cách cho trẻ uống nhiều nước, khoảng 6-8 cốc nước/ngày để giảm thiểu tình trạng mất nước của cơ thể. Không nên uống các loại nước kích thích, có ga.

 

- Nhỏ thuốc mũi hoặc mắt cho trẻ bằng nước muối sinh lý hoặc thuốc nhỏ mắt mũi chuyên dùng khoảng 3, 4 lần/ngày

 

- Nếu trẻ không bị biến chứng thì tuyệt đối không dùng kháng sinh, chỉ nên dùng B1, vitamin C liều cao. Nếu trẻ bị biến chứng khi liên tục bị sốt nên hạ nhiệt theo chỉ định của bác sĩ và đưa trẻ đến bệnh viện uy tín để theo dõi và điều trị

 

PHÒNG NGỪA BỆNH:

 

1/ Bé từ 9 tháng trở lên

 

Dĩ nhiên, cách phòng ngừa tốt nhất là tiêm vaccin sởi. 

 

Dịch sởi gia tăng chủ yếu do việc tiêm chủng đầy đủ 2 mũi vắc xin chưa được bao phủ tất cả trẻ em. Thật đáng tiếc, thời gian qua do quá lo sợ về phản ứng sau tiêm nên một số cha mẹ không đưa con đi tiêm chủng các vắc xin phòng bệnh, bao gồm cả vắc xin sởi, điều này đã làm gia tăng nguy cơ mắc sởi cho trẻ do không được tiêm phòng. 

 

Tuy vậy, vắc xin sởi được đánh giá là an toàn. Các phản ứng sau tiêm thường nhẹ và sẽ hết trong khoảng từ 1-2 ngày sau tiêm mà không cần điều trị gì.

 

AD có bạn làm ngay trong khoa Nhiễm BV Nhi Đồng 1, TPHCM, nói rằng các bé diễn biến nặng là các bé chưa được tiêm phòng hay tiêm phòng chưa đầy đủ.

 

Vậy thì các mẹ ơi, nhớ cho con đi tiêm phòng theo lịch nhé!

Nếu vì có dịch, mũi sởi được phép tiêm sớm hơn thời gian thông thường, thì các mẹ cố gắng dẫn con đi tiêm phòng.

 

2/ Thế nếu con dưới 9 tháng? Cách nào hạn chế việc lây truyền?

 

Lịch tiêm chủng có thể thay đổi để bé được tiêm sớm hơn 9 tháng (nhưng sẽ không tính là 1 mũi chính thức), và cho dù có sớm hơn thì sớm nhất cũng là 6 tháng, không sớm hơn được.  Và phải có chỉ đạo của cơ quan y tế, chứ không tự dưng mà đi ra đề nghị tiêm phòng cho con ở độ tuổi 6 tháng. Các mẹ theo dõi thông tin để biết xem địa phương mình có cho phép tiêm sớm hơn hay không nhé.

 

Ở độ tuổi này, hầu hết các bé đều ở nhà. Nên người mang mầm bệnh về cho bé là những người thân tiếp xúc với bé, hay do dẫn bé tới chỗ đông người. 

 

Bé đang bú mẹ hoàn toàn

 

Việc đầu tiên bảo vệ bé đó là cho bé bú sữa mẹ càng nhiều càng tốt. Đây chính là lúc các mẹ sẽ thấy rõ tầm quan trọng của sữa mẹ. Nếu người mẹ có tiếp xúc với bệnh sởi, và mang về cho con thì con cũng sẽ không bị nặng, vì sao? Vì khi cơ thể mẹ tiếp xúc với bệnh, chắc chắn sẽ tự sản xuất kháng thể, sữa mẹ không truyền virus qua cho con mà sẽ truyền chính kháng thể đó qua cho con. 

 

Thế nên: 1 là con có kháng thể của mẹ và giảm nguy cơ mắc bệnh, 2 là nếu có bệnh, bệnh cũng sẽ không trầm trọng. 

 

Ngoài ra, mẹ có thể tiêm phòng cho bản thân, để kháng thể của mẹ qua sữa mẹ đi vào con. 

 

Tuy nhiên các kháng thể qua sữa mẹ chỉ là kháng thể thụ động (tức không phải của bé tạo ra) và không nhiều, nồng độ của nó trong sữa mẹ không ổn định nên lượng kháng thể này khi vào cơ thể bé cũng sẽ thay đổi. Loại kháng thể thụ động này có đời sống cũng ngắn ngủi nữa, chứ không bền vững như loại kháng thể chủ động được cơ thể bé tạo ra khi bé được tiêm phòng.

 

Vậy mẹ có kháng thể + bé bú mẹ hoàn toàn không đồng nghĩa với việc bé được bảo vệ tốt. Quan trọng nhất mẹ vẫn phải cho con đi tiêm phòng để bé có thể tạo được kháng thể chủ động (kháng thể của chính cơ thể con tạo ra).

 

Mẹ cũng nên nhớ rằng tiêm phòng ngừa cho bản thân, nghĩa là mẹ giúp phòng ngừa bệnh cho những người thân quanh mình trong đó có bé. 

 

Bé vừa bú mẹ vừa bú sữa công thức

 

Những mẹ nào đang vừa cho con bú sữa mẹ, vừa cho con bú sữa công thức thì cố gắng kích sữa, tăng tỉ lệ sữa mẹ cho con càng nhiều càng tốt.

 

Bé không bú mẹ

 

Còn đối với những bé không may mắn được bú sữa mẹ thì sao? Vậy thì các mẹ không có cách gì khác ngoài việc cẩn trọng giữ gìn vệ sinh khi tiếp xúc với con. Cụ thể là như những gì ADMIN Lê Thị Hồng Nhung chia sẻ dưới đây. Ngay cả những mẹ cho con bú sữa mẹ hoàn toàn cũng phải chú ý những điều dưới đây nhé!

 

Lưu ý: những người trong gia đình cũng nên tiêm phòng sởi, bào vệ cho bản thân là bảo vệ cho những người thân yêu xung quanh mình.

Liên hệ

thegioithuocquy kiencuongle@yahoo.com